Những kinh nghiệm leo Tà Chì Nhù

Đồ ăn uống: Các nước tăng lực, nước uốn nhiều, đồ ăn vặt giúp tăng lực nên được chuẩn bị

Leo núi là một trải nghiệm rất thú vị, bạn sẽ học được rất nhiều bài học từ chính chuyến leo núi của mình, đó là lập ra cái mục tiêu, đích đến, và con đường chinh phục mục tiêu đấy. Bạn được trải nghiệm, vượt qua chính mình, được thấu hiểu tinh thần đồng đội, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trên suốt hành trình như thế nào …

Và khi chinh phục được đỉnh Tà Chì Nhù, bạn được đứng trên biển mây, bồng bềnh trắng như bông gòn, bầu trời xanh ngắt, núi non trùng điệp, hung vĩ và khi ấy bạn chỉ muốn hét lên rằng:
“AAAAAAAAAAAAAAA. Biển mây Tà Chì Nhù, ta đã thấy ngươi….”

Đội mình gồm 10 thành viên, sau chuyến đi Tà Chì Nhù thú vị và tuyệt vời đó, mình có đôi điều muốn chia sẻ lại cho các đoàn đi sau có thể tham khảo để có chuyến đi trọn vẹn nhé!

1. Lịch trình tham khảo

Đường leo Tà Chì Nhù: Hỏi đường đến khu trại khai thác chì, đường rất xấu, có sương mù nhưng đi rất phê và chạy được.

Qua cổng hỏi bảo vệ, vào gửi xe rồi bắt đầu leo núi.

Núi leo rất dốc, đường mòn nhỏ, trơn, sống núi nguy hiểm, k có điểm bám, rất nhiều đoạn bạn sẽ phải bò để leo. Núi trọc nên gió giật rất mạnh, cần hạ thấp trọng tâm để leo, đỡ mất sức.
Thời gian leo: Với tốc độ trung bình, cả ăn nghỉ trên đường,mất khoảng 6-7 tiếng lên được đến lán ngựa, nơi có nước uống và có thể dừng cắm trại. Vì vậy nên cố gắng muộn nhất khoảng 10h xuất phát từ chỗ gửi xe.

Nếu thấy trời bắt đầu tối mà chưa đến điểm lấy nước, tốt nhất nên dừng lại, kiếm chỗ kín gió, đủ rộng để cắm trại, không nên liều đi tiếp vì leo núi trời tối rất nguy hiểm.

Ngày thứ 3: Ngắm bình minh, dọn dẹp và xuất phát về Hà Nội

Dậy, dọn dẹp, ăn sáng (mỳ tôm hoặc đồ ăn nhanh đã chuẩn bị từ ở nhà)

Đoàn xuống núi và khởi hành về Hà Nội. Xuống núi sẽ nhanh hơn rất nhiều, nhưng lưu ý buối sớm nhiều sương, dễ trơn trượt.

2. Thành viên tham gia

– Kỹ năng Leo núi: Các thành viên yêu cầu phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, đã từng leo núi hoặc đã được rèn luyện trước các cung nhỏ như leo Hàm Lợn (Sóc sơn, Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Thiên (Vĩnh Phúc) … hoặc trước khi leo phải dành ít nhất 1 tuần chạy bộ hoặc đi bộ, leo cầu thang bộ để rèn được về luyện hơi thở, phá cơ …

– Kỹ năng đi xe máy: Thành viên yêu cầu đã có kinh nghiệm đi xe đường trường (trên 200km), đi đêm, đi đường đèo núi, kỹ năng xử lý tình huống tốt.

Nếu không đủ 2 tiêu chí trên thì các bạn nên bắt đầu rèn luyện từ những cung phượt nhẹ nhàng khác trước để đảm bảo an toàn cho chính bản than và không ảnh hưởng đến mục tiêu chinh phục Tà Chì Nhù của cả đội.

Lưu ý: tất nhiên có những bạn khi lập team, bạn có thể chưa biết được khả năng của các thành viên như thế nào, thì những tiêu chí trên cũng là cơ sở để lựa chọn thành viên.

Các thành viên thì hãy căn cứ vào đó để hỏi lại kinh nghiệm của lead để biết đặt niềm tin đúng chỗ.

3. Chuẩn bị

– Đồ dùng lưu ý

+ Lều trại: Nên mang theo lều cỡ lều 4 hoặc 6, đủ để vác không bị nặng
+ Túi ngủ: Các cá nhân nên mang theo
+ Quần áo: Nên mặc nhiều áo mỏng, nhiều lớp để dễ dàng cởi ra, n vẫn nên mặc áo khoác gió để chống cảm cho dù nóng.
+ Đồ y tế: Đặc biệt lưu ý trà gừng, các đồ chống gió, vì trên núi rất gió
+ Đồ ăn uống: Các nước tăng lực, nước uốn nhiều, đồ ăn vặt giúp tăng lực nên được chuẩn bị

4. Lưu ý khác

+ Nếu đoàn bạn đi với số lượng ít, không nhất thiết phải qua nhà bác Sinh như có bài đã nêu, vì bác Sinh giờ không còn là bí thư nữa, mà lại phải mất thêm những chi phí bất hợp lý không đáng có.

+ Bạn nên thuê trực tiếp porter là người dân bản địa, nếu bạn gặp trên đường. Bạn có thể trả họ mức chi phí hợp lý từ 600-700k/người. Còn hơn việc bạn phải thuê qua trung gian là bác Sinh hay bác Thiện trên mỏ chì.

+ Khi leo núi xong, trên đường về Nghĩa Lộ cũng có khá nhiều cảnh đẹp, cuộc sống thanh bình của ng dân địa phương, bạn sẽ có thời gian để ngắm ngía, chụp ảnh …

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *