Những lễ hội đầy màu sắc không thể quên ở Đông Nam Á

Những người tham gia lễ hội hoá trang mặt bằng bồ hóng, mặc trang phục truyền thống đầy màu sắc rất đông vui trong suốt 1 tuần dài.

Sau đây là những lễ hội nổi bật ở khu vực này rất thú vị hãy cùng Du lịch Việt Nam trải nghiệm nhé.

1. Lễ hội Hindu Thaipusam – Chùa động Batu, Malaysia


Thaipusam – lễ hội hành xác là một trong những lễ hội Hindu lớn nhất ở Châu Á và chùa động Batu là nơi tuyệt vời nhất để trải nghiệm. Mỗi năm, có hàng triệu người tham dự lễ hội ở chùa động Batu. Lễ hội diễn ra vào tháng Tamil vào khoảng cuối tháng Giêng, đầu tháng 2, ngày trăng rằm.

Lễ hội diễn ra với những màn hành xác đáng sợ như xiên những vật sắc nhọn lên cơ thể, dùng móc sắt móc vào da thịt…

2. Lễ hội Mùa xuân Ati-Atihan – Phillippines

Lễ hội Mùa xuân Ati – Atihan đầy màu sắc có nhiều điểm gần giống với lễ hội Carnival của Brazil. Lễ hội tổ chức hàng năm như là một buổi trình diễn thời trang với nhiều màn nhảy múa và ca hát của những người dân tộc trên đảo rất tưng bừng, nhộn nhịp với giáo mác và cuộc diễu hành trên đường phố trong những ngày lễ hội.

Ati-Atihan ra đời từ thế kỷ 13 sau Công Nguyên, do những người Mã Lai di cư tổ chức để hoà nhập với người dân bản địa ở đây. Do người bản địa có màu da sẫm màu nên trong lễ hội, họ sơn mặt thành màu đen và ca hát nhảy múa nhằm thể hiện lòng biết ơn những người bản địa đã cho họ nơi sinh sống, thức ăn.

Những người tham gia lễ hội hoá trang mặt bằng bồ hóng, mặc trang phục truyền thống đầy màu sắc rất đông vui trong suốt 1 tuần dài.

Thời gian: Lễ hội Ati-Atihan tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng 1 hàng năm ở thị trấn Kalibo, tỉnh Aklan, đảo Panay.

3. Lễ hội Té nước – Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan

Lễ hội Té nước là một lễ hội tuyệt vời, đặc biệt là lễ hội Songkran Thái Lan với sự tham gia của hàng triệu người cùng trận chiến nước rộng khắp từ Chiang Mai tới Bangkok cho tới Phuket. Lễ hội diễn ra với mong muốn gột rửa mọi điều xấu trong năm cũ và hy vọng vào một năm mới tốt đẹp hơn.

Lễ hội Songkran cũng có nhiều điểm giống như lễ hội Nước ở Lào với phần lễ trong những ngày đầu, người dân sum họp gia đình và viếng thăm đền chùa trước khi diễn ra trận chiến nước trên phố. Thủ đô Viêng Chăn là nơi hấp dẫn nhất để trải nghiệm hay trên những hòn đảo ở miền nam Lào.

Ở Campuchia, lễ hội Nước thu hút hầu hết người dân nước này, có nhiều điểm giống lễ hội Songkran.

Ở Myanmar, lễ hội được gọi là lễ hội Thingyan, có phần lễ và hội tương tự Songkran với trận chiến nước với mong muốn gột rửa những điều không may của năm cũ cũng như những người đi cà kheo trên phố.

Thời gian: Lễ hội Songkra, Chaul Chnam Thmey và lễ hội Thingyan được tổ chức thường niên vào đầu tháng 4.

4. Lễ hội Cô hồn Hungry Ghost – Singapore và Malaysia

Người Mỹ có lễ hội Halloween thì người Trung Quốc có lễ Cô hồn. Đây là ngày mà người ta tin rằng linh hồn của người đã mất trở về từ địa ngục và đi lang thang khắp nơi quấy nhiễu người trần nếu không được quan tâm.

Singapore là nơi tốt nhất để trải nghiệm lễ hội này, đặc biệt là khu phố Tàu và Geylang được tổ chức lớn, đầy đủ và hầu hết mọi nhà. Bạn có thể tới nhà hát kịch Trung Quốc và xem múa rối, hài kịch và biểu diễn múa truyền thống đầy màu sắc.

Thời gian: Lễ Cô hồn tổ chức vào đêm ngày rằm tháng 15 tháng 7 theo lịch âm Trung Quốc.

5. Lễ hội Nghệ thuật Bali – Indonesia

Diễn ra khoảng 1 tháng từ giữa tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, đảo Bali trở nên sống động với nhiều hoạt động biểu diễn mỗi ngày gồm kịch múa Sendratari, múa hoá trang, biểu diễn âm nhạc và kịch cùng những triển lãm dọc những cuộc diễu hành trên phố, cửa hàng nghệ thuật và lễ hội ẩm thực.

Lễ hội là dịp để bạn khám phá nghệ thuật độc đáo và văn hoá của Bali. Địa điểm tổ chức nổi bật nhất là ở Wantilan với không gian lễ hội tuyệt vời nhưng thường không diễn ra cả ngày. Một địa điểm khác là Old Masters buori đêm với những màn biểu diễn đầy nghệ thuật của các nghệ sỹ chuyên nghiệp lâu năm.

Thời gian: tổ chức vào giữa tháng 6 và tháng 7.

6. Tết Nguyên Đán – Việt Nam

Tết Nguyên tiêu ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất mỗi năm của người Việt. Cũng giống như Tết của các nước khác ở Châu Á, Tết ở Việt Nam là dịp gia đình đoàn tụ, sum vầy và chúc phúc lẫn nhau.

Trong đó, Tết Nguyên Tiêu đầy màu sắc diễn ra vào ngày rằm tháng giêng với những màn diễu hành và nhảy múa trên phố ở Sài gòn, những màn múa rồng lân ở Hội An trong khung cảnh lung linh của hàng nghìn chiếc đèn lồng.

7. Lễ hội Yi Peng – Thái Lan

Lễ hội Yi Peng trong đó, ‘Peng’ có nghĩa là ngày trăng rằm là một trong những lễ hội lãng mạn nhất ở Thái Lan. Hàng năm, người dân Chiang Mai (khoảng 1 triệu người) tổ chức thả đèn lồng hay ‘Khom Loy’ lên trời và thả đèn hoa đăng vào đêm rằm. Lúc này, cả không gian bừng sáng đèn lồng.

Cùng thời gian này, trên khắp Thái Lan, gồm cả Chiang Mai, mọi người tổ chức lễ hội Loy Krathong (trước kia là lễ hội mừng năm mới của người Siam cổ đại) thả những chiếc đèn hoa đăng trang trí bằng lá chuối tươi xuống những dòng sông, kênh đào với những cây nến nhỏ thắp sáng.

Điều này có nghĩa là cùng thời điểm buổi tối ở Chiang Mai có hai lễ hội đèn lồng được tổ chức tạo nên những mảng ánh sáng lấp lánh thắp sáng không gian trời đêm và bên dưới là những dòng sông thật sự ấn tượng và vô cùng lãng mạn mà bạn không nên bỏ lỡ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *